Chúng ta thường không thể sống trong giờ phút hiện tại. Chúng ta thường luyến tiếc, nhớ về quá khứ với những kỷ niệm êm đềm rất tuyệt với. Chúng ta cũng có khi nhớ về quá khứ vì tức giận, đau buồn. Nhất là mỗi khi vết thương tâm lý trở lại, mình nhớ người đó đã từng nói câu nói đó rất thậm tệ, đau lòng; nhớ những hành động thiếu tôn trọng, thiếu thương yêu thậm chí coi thường mình. Vết thương đó lúc nào cũng muốn mình quay về quá khứ. Bài tập cơ bản nhất là giúp bạn quay trở về hiện tại, đừng nhớ quá khứ nữa.
Nay Lê nghe được video này của thầy Minh Niệm thấy hay nên muốn chép lại cho bản thân và những ai cần. Để tất cả mọi người, đều có thể hiểu bản thân và sống thật vui vẻ, hạnh phúc trong phút giây hiện tại nè. Hihi.
Đừng tìm về quá khứ, đừng tưởng tới tương lai, an trú phút giây này
Vì nhớ về quá khứ là vết thương lớn dậy, như được cung cấp thêm thức ăn, nó lan rộng và tiếp tục hành hạ chủ nhân. Người bình thường đã hay nhớ về quá khứ rồi. Chúng ta không cắm rễ được vào hiện tại. Thấy phút giây hiện tại không có gì hấp dẫn, chỉ có quá khứ đã qua mới là hay ho. Cũng có trường hợp chúng ta ý thức được hiện tại quý giá nhưng lại không nắm bắt, tiếp xúc sâu được. Một cách bị động, chúng ta tự trở về quá khứ. Thật ra vết thương thúc giục, lôi kéo chúng ta sống bằng quá khứ. Càng tiếp xúc với quá khứ chúng ta càng đau đớn. Bản thân một người trầm cảm, vết thương tâm lý không thể tự thoát ra khỏi được những cơn vận động lôi kéo họ trở về quá khứ. Những người giúp đỡ có trách nhiệm đem họ về với hiện tại càng nhiều càng tốt.
Cách tốt nhất đó là hãy cùng đưa họ về với thiên nhiên. Vì phần lớn con người chúng ta ai cũng ưa thích thiên nhiên, nhưng chúng ta bị cuốn vào công việc hoặc mối quan hệ tình cảm mà xa rời thiên nhiên. Cần có người bước cùng họ ra ngoài trời để chơi thể thao, đi bộ, trèo non, lội suối, phơi nắng, trồng rau, đùa giỡn ngoài trời càng lâu càng tốt. Thiên nhiên có năng lượng rất an lành. Khi họ yêu thích, muốn ở lại lâu với thiên nhiên thì năng lượng thiên nhiên sẽ xoa dịu, chữa trị phần nào vết thương. Nhờ vậy tâm họ gắn với hiện tại. Ngắm hoa nở, nghe chim hót, làm nông… giúp tâm họ bám vào một đối tượng trong giây phút hiện tại.
Những đối tượng này phải lành tính. Vì gameshow, điện thoại, âm nhạc, giải trí khác cũng xảy ra trong giờ phút hiện tại nhưng bản chất có thể cuốn mình làm vắt cạn năng lượng. Chẳng hạn có những bản bolero tình sầu có thể làm mình dễ chịu, nằm co như con tôm nghe bản nhạc này đến bản nhạc khác. Thấy có vẻ êm dịu, kỳ thực lại rút mòn năng lượng của chúng ta vì bài hát đó đánh vào vết thương làm chúng ta phiêu lưu vào quá khứ mà không hề biết.
Chọn đối tượng để tâm bám vào rất quan trọng. Đức Phật đề nghị muốn có hạnh phúc hãy huấn luyện tâm của mình. Thói quen quan trọng là luôn có mặt trong hiện tại dù có vết thương tâm lý hay không. Theo sự giác ngộ của Đức Phật, hạnh phúc chỉ có mặt trong hiện tại. Nghĩa là hạnh phúc không bao giờ có mặt trong quá khứ và không bao giờ có mặt trong tương lai. Đối với những người có tâm lý đặc biệt cần giúp đỡ họ càng cần được đưa về giây phút hiện tại.
Ngồi thiền đưa tâm về với thân, để biết trước đó tâm mình lang thang, lạc lõng không biết bám vào đâu. Muốn sờ lên điện thoại mà không ai nhắn tin, muốn gọi cho ai đó mà cũng không biết nên gọi cho ai để thấy vui hơn. Mình suy nghĩ những kế hoạch, dự án, dự phòng rất không cần thiết nhưng… tâm mình làm gì bây giờ? Hoặc là mình sẽ nhớ về những chuyện đã xảy ra. Đức Phật nói mình còn có một chức năng vô cùng quan trọng đó là được ở trong giây phút hiện tại.
Thật ra nghĩ về quá khứ đôi khi cũng cần thiết. Đôi khi chúng ta cần nhìn lại những gì chúng ta đã nói, đã tư duy. Điều này được khuyến khích trong tu tập, cần chúng ta nhìn lại chính mình, những lỗi lầm, khiếm khuyết mình đã gây tạo, để từ giờ trở đi hứa mình sẽ không suy nghĩ, hạnh động như vậy nữa. Nhưng Đức Phật không khuyến khích chúng ta thường xuyên nhìn lại. Vì nhìn lại là chúng ta sẽ rời bỏ giây phút hiện tại để đi về quá khức. 15 phút suy tưởng về chuyện đã qua, dù để rút kinh nghiệm theo Đức Phật điều đó không quan trọng.
Vì khi nhìn về quá khứ, nhìn những lỗi lầm, là những câu chuyện buồn, lầm lỡ, yếu kém khiến chúng ta sẽ đón nhận những cảm xúc tồi tệ. Chúng ta sẽ tự ti, trách giận thậm chí trừng phạt bản thân. Điều đó thật sự không cần thiết cho quá trình tu luyện chuyển hóa, chỉ cần một ít thôi. Nếu chúng ta cứ để tâm mình cuốn vào những câu chuyện của quá khứ, nhấn chìm trong đó thì một mặt sẽ cạn kiệt năng lượng, một mặt không thể tiếp xúc với hiện tại.
Bạn trong giây phút này không không phải là bạn của ngày hôm qua. Em của ngày hôm qua còn còn nhiều yếu kém, còn chưa dễ thương. Còn em bây giờ là một đóa hoa, là một thực tại màu nhiệm.
Đức Phật bảo chúng ta hãy cắm rễ thật sâu vào hiện tại, bởi bạn trong giây phút này không không phải là bạn của ngày hôm qua. Em của ngày hôm qua còn còn nhiều yếu kém, còn chưa dễ thương. Còn em bây giờ là một đóa hoa, là một thực tại màu nhiệm. Mặc dù em của ngày hôm qua và em của bây giờ không hoàn toàn là 2 cá thể khác biệt nhưng cũng không phải là một. Em đã có sự chuyển biến. Nên nếu chúng ta chỉ nhớ về em của ngày hôm qua, trong đầu chỉ khắc sâu lời nói, hành động của người ấy ngày hôm qua thì chúng ta không tiếp xúc được với người ấy của giây phút này, và cả chúng ta của giây phút này.
Nếu chúng ta chỉ nhớ tới quá khứ huy hoàng, nhớ những chuỗi ngày đẹp, những giây phút vẻ vang trong quá khứ thì chúng ta có thể bỏ rơi con người rất tuyệt vời trong giây phút này. Như đã nói, trong giây phút này chúng ta hoàn toàn có điều kiện để trở thành một người có hạnh phúc
CÒN NỮA…
Trích từ Video của Thầy Minh Niệm. Ghi lại: Lê Lê